Đăng bởi Nguyễn Hoàng Thảo Vy | 15:13 | 09/07/2020
Giao tiếp ứng xử trong doanh nghiệp bao gồm các mối quan hệ ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau. Các mối quan hệ này có sự tác động qua lại lẫn nhau. Tạo sự đồng thuận, hứng khởi trong công việc. Cả đơn vị sẽ gắn kết với nhau trên tinh thần hợp tác, phát triển tạo nên sức mạnh đưa đơn vị tiến lên phía trước.
Nắm được sự quan trọng trong việc áp dụng văn hóa doanh nghiệp trong đơn vị lãnh đạo Điện lực Vĩnh Hưng triển khai bộ quy tắc ứng xử của Công ty Điện lực Long An và được lãnh đạo chú trọng và quan tâm nhất là cách ứng xử giữa lãnh đạo với CBCNV, giữa nhân viên viên với lãnh đạo, giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp và được thể hiện cụ thể như sau: + Ứng xử giữa cấp cấp lãnh đạo với CBCNV - Dùng người đúng việc, đúng chỗ: Ban giám đốc đơn vị, lãnh các phòng độigiao nhiệm vụ đúng người đúng việc. Đánh giá, nhận định đúng về sở trường cũng như năng lực từng cán bộ của nhân viên, sau 1 tuần giao việc sẽ có những cuộc họp giao ban để đánh giá những việc làm được và chưa làm được của từng người để đưa ra những nhận định đúng, có những kế hoạch cụ thể nhằm phát huy được tối đa năng lực của nhân viên, không để cho nhân viên bức xúc, bất mãn ,luôn lắng nghe, đề xuất các ý kiến phản hồi của nhân viên và không để xảy ra những xung đột nội bộ. - Rõ ràng trong thưởng phạt:Sau cuối mỗi tháng các trưởng phòng đội sẽ tiến hành hợp xét lương phòng nhằm đánh giá những việc làm được và chưa làm được của từng nhân viên, dựa vào hiệu quả công việc của nhân viên để thưởng phạt kịp thời, công tâm trung thực, công bằng không vì động cơ cá nhân, không có thái độ và hành vi trù dập nhân viên thuộc quyền để nhân viên có động lực làm việc, giúp cho cán bộ công viên nhìn nhận ra rằng khi họ làm tốt họ sẽ được công nhận và nếu không làm tốt họ sẽ được góp ý, rút kinh nghiệm. Khi nhân viên mắc lỗi sẽ hỏi lý do vì sao làm sai? có khó khăn gì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao hay không? khôngvội vàng mắng mà lắng nghe họ giải trình. Sau khi lắng nghe xong thì chỉ ra những điểm sai để họ rút kinh nghiệm. Sau đó sẽ trình kết quả xét lương cho Ban giám đốc xem xét và phê duyệt kết quả xét lương. - Trong điều hành xử lý công việc: Giao việc cho nhân viên các phòng,đội sẽ nhìn nhận đến năng lực, khả năng giải quyết vấn đề của mỗi nhân viên của mình quản lý để giao những công việc phù hợp với khả năng cũng như năng lực của họ, yêu cầu họ phải thông thạo về chuyên môn, trung thực tận tâm có trách nhiệm cao với công việc, tham mưu cho lãnh đạo cách giải quyết hiệu quả nhất,luôn làm gương cho cấp dưới tuân theo. - Quan tâm tới thông tin phản hồi từ nhân viên, thu nhận những phản hồi của nhân viên cũng giống như những phản hồi của khách hàng, không thể hiện uy quyền, gò bó nhân viên từ đó đưa ra sự chỉ đạo tốt nhất cho cán bộ công nhân viên, cũng như khách hàng. Tạo môi trường làm việc thoải mái năng động ,giúp nhân viên hiểu rằng chỉ có sự trao đổi thông tin kịp thờithì công việc sẽ thuận lợi và hiểu nhau hơn + Ứng xử CBCNV với lãnh đạo: Đối với cán bộ nhân viên luôn giữ thái độ nghiêm túc, lịch sự, tôn trọng khi giao tiếp với lãnh đạo, tự giác thực hiện văn hóa ứng xử phù hợp, hạn chế những thiếu sót, sai phạm không đáng có, tuân thủ thực hiện đúng các nội quy, quy định, quy chế của đơn vị, luôn tôn trọng, chấp hành nghiêm túc các ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện mọi nhiệm vụ được phân công. Khi có ý kiến gì góp ý trình bài trực tiếp trong các cuộc họp tuần của đơn vị để lãnh đạo đưa ra những chị đạo kịp thời. Không gây bức xúc, hiểu lầm tổn hại đến mối quan hệ giữa cấp dưới với cán bộ quản lý, không gây tổn hại đến uy tín của lãnh đạo. + Giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp: Mỗi sáng đi làm mọi người niềm nở chào hỏi nhau và chào tạm biệt nhau khi ra về. Giúp đỡ nhau trong công việc, sẵng sàng chia sẽ khó khăn với đồng nghiệp trong công tác cũng như trong cuộc sống, luôn tôn trọng, bảo vệ uy tín, danh dự của đồng nghiệp,chân thành và thẳng thắn khi góp ý, lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp giúp cho đồng nghiệp hiểu và hòa thuận với nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong công việc. |
Hằng năm lãnh đạo với cán bộ công nhân viên đơn vị đều có ký cam kết thực thi VNDN , nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân để từng bước chuẩn hóa các hành vi ứng xử trong giao tiếp và giải quyết công việc hàng ngày cũng là nhiệm vụ đơn vị cần thực hiện trong thời gian tới. Đặc biệt là việc thống nhất thực hiện đúng các nội dung trong Bộ quy tắc ứng xử văn hóa như: Mặc đồng phục, đeo thẻ tên, hình thức tổ chức sự kiện và các cuộc hội nghị, hội họp theo các nguyên tắc chung. Sau khi triển khai việc thực thi VHDN đã có sự thay đổi rõ ràng về cách ứng xử thực hiện thực tế cụ thể trong từng công việc hàng ngày, trong cách ứng xử để mỗi cán bộ, công nhân tự hoàn thiện bản thân, tự giác thực hiện các quy tắc chung. Đó là trách nhiệm khi làm việc và góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao./.
Đã đánh giá xong. Cảm ơn bạn đã đánh giá cho bài viết
Đóng